Ngày nay có lẽ các em đều sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin. Các ứng dụng này hiển hiện hằng ngày quanh chúng ta, từ các chương trình game, các trình duyệt hay các website các em truy cập hằng ngày, hay gần gủi nhất là các ứng dụng trên điện thoại di động mà các em mang theo bên mình. Tất cả những ứng dụng này chính là sản phẩm của lập trình. Như vậy, trong khóa học này, chúng ta sẽ đi tìm hiểu về lập trình, cũng như tự tay các em sẽ có thể viết ra một chương trình đơn giản.
Khái niệm về lập trình đơn giản là sử dụng ngôn ngữ lập trình để thể hiện các thao tác của thuật toán vào trong máy tính, yêu cầu máy tính thực hiện những việc mà mình đã lập kế hoạch sẵn trong thuật toán.
Là ngôn ngữ dùng để viết chương trình cho máy tính.
Để dễ hiểu, các em cứ hình dung giống như việc chúng ta giao tiếp hằng ngày với nhau, chúng ta sử dụng chung một ngôn ngữ tiếng Việt. Nhưng khi các em muốn giao tiếp với người nước ngoài, thì chúng ta phải học tiếng Anh. Vậy thì ngôn ngữ lập trình cũng là một ngoại ngữ mà các em dùng để giao tiếp với máy tính. Điều này có nghĩa để lập trình được các em phải học ngôn ngữ lập trình giống như mình đang học tiếng Anh trong trường vậy. Có điều, việc học ngôn ngữ lập trình sẽ nhanh hơn, đơn giản hơn nhiều so với học ngôn ngữ tự nhiên của chúng ta.
Từ lúc khởi nguồn của việc lập trình cho máy tính đến nay, chúng ta có ba loại ngôn ngữ lập trình: ngôn ngữ máy, hợp ngữ và ngôn ngữ bậc cao.
là ngôn ngữ đầu tiên chúng ta tạo ra để giao tiếp với máy tính. Ngôn ngữ này cũng là ngôn ngữ duy nhất máy tính hiểu và thực hiện được một cách trực tiếp. Mã lệnh của dạng ngôn ngữ này mã nhị phân
ví dụ: 001101001
là dạng ngôn ngữ trung gian, mã lệnh của nó là sự kết hợp các từ viết tắt tiếng Anh kết hợp tên các thanh ghi.
ví dụ: mov x A B;
Đây là dạng ngôn ngữ gần gũi với ngôn ngữ tự nhiên của chúng ta nhất. Mã lệnh các ngôn ngữ bậc cao gần tương tự như tiếng Anh. Ngày nay, hầu hết các lập trình viên xây dựng ứng dụng dựa trên các ngôn ngữ bậc cao này.
Một vài ngôn ngữ bậc cao hiện nay thường dùng là:
- Pascal
- C, C++, C#
- Php, Asp, Python
- Java
- Delphy
.....
Như trên các em cũng đã thấy, nay chúng ta đều lập trình dựa trên ngôn ngữ bậc cao, nhưng má tính lại chỉ có thể hiểu được ngôn ngữ máy. Như vậy, phải có một bước trung gian dịch ngôn ngữ bậc cao sang ngôn ngữ máy, đây chính là nhiệm vụ của chương trình dịch, mà chúng ta thường gọi là trình dịch ( từ chuyên ngành gọi là compiler)
Như vậy từ đây về sau, khi các em dùng chương trình nào đó để lập trình trên ngôn ngữ nào đó, thì chúng ta đang dùng trình dịch của ngôn ngữ đó.
Vì khoá học này tập trung vào các kiến thức và kỹ năng trên ngôn ngữ Python nên thầy sẽ giới thiệu một vài trình dịch để các em thuận tiện trong việc thực hành.
Bước 1. Truy cập https://www.python.org/
Bước 2. Bấm vào tab Download chọn hệ điều hành tương ứng và download file cài đặt về
Bước 3. Tiến hành cài đặt
Nhấp đúp chuột vào file vừa tải về hoặc nhập chuột phải chọn Run as Admintrator để tiến hành cài đặt
Sau khi cài đặt xong, bạn vào Start manage của Window --> gõ python sẽ thấy các option hiện ra
Cả hai chế độ Terminal và IDLE sell đều cho phép bạn gõ lệnh lập trình trực tiếp với Python. Tuy nhiên, để dễ nhìn lệnh bạn nên chọn IDLE Shell
Trong ví dụ sau đây, thầy sẽ viết một lệnh print("Hello World!") để xuất dòng chữ "Hello World!" ra màn hình. Lệnh được gõ trực tiếp trong chế độ IDLE Shell
Nhiệm vụ 1. Viết lệnh xuất ra dòng chữ "Chao lop ...", thay dấu ... thành lớp của của em (ví dụ: 11a2)
Chế độ Shell cho phép các bạn gõ lệnh Python và chạy trực tiếp nhưng không thể lưu lại file chương trình của mình. Để có thể lưu lại chương trình của mình sử dụng cho nhiều lần sau. Các em phải viết các lệnh Python trong chế độ soạn thảo.
B1. Từ của sổ của Shell, các em chọn File -->New File (Ctrl +N) --> Cửa sổ của chế độ soạn thảo sẽ hiện ra.
B2. Nhập các lệnh Python vào cửa sổ này.
B3. Trong cửa sổ soạn thảo --> chọn File --> Save As để lưu chương trình
B4. Chọn Run để chạy chương trình
Kết quả sẽ hiện thị bên cửa sổ Shell
Bạn muốn thoát khỏi của sổ Shell thì gõ lệnh exit() rồi nhấn Enter. Nếu chưa muốn thoát, cứ qua cửa sổ soạn thảo sửa tiếp chương trình rồi chọn Run (F5) để chạy tiếp.
Chương trình Hello World thầy vừa lưu trong Document có hình dạng như sau:
Ngày nay, rất nhiều hệ thống cho phép viết lệnh Python và chạy chương trình online.
Ví dụ: tkncoder.net
Các em truy cập vào trang, có thể đăng ký tài khoản hoặc không (Nếu đăng ký tài khoản sau này sẽ kiểm tra trực tiếp trên hệ thống được)
Để soạn code trực tiếp trên hệ thông, chọn mục Codepad++
Tại vị trí ngôn ngữ, chọn python3
Sau khi viết lệnh, bấm chấm bài để xem kết quả
Nhiệm vụ 2 (về nhà): đăng ký tài khoản trên hệ thông tkncoder.net
Ví dụ 1. Các lệnh đầu tiên
>>>5
5
>>>2.6
2.6
>>>"Học sinh lớp 10"
"Học sinh lớp 10"
Khi nhập 5, python tự hiểu số nguyên 5, nếu nhập 2.6, python hiểu là số thực, khi nhập "Học sinh lớp 10" Python hiểu đây là xâu ký tự
Ví dụ 2. Các lệnh với với phép toán
>>>3+7
10
>>>12*5
60
>>>10/2
5.0
Ví dụ 3. Lệnh print()
>>> print(12)
12
>>> print(10, 2.5 + 1.5, "Hùng Vương")
10, 4.0, Hùng Vương
>>> print("Dãy ba số chẵn:", 2, 4, 6)
Dãy ba số chẵn: 2 4 6
>>> print("3+7 =", 3+7)
3+7 = 10
Các em có thể print ra nhiều kết quả bằng cách để chúng trong lệnh print cách nhau bằng dấu phẩy.
Các ví dụ trong mục này được tham khảo từ sách Tin học 10 - Kết nối tri thức và cuộc sống - Trang 60-61
Bài 1. Viết chương trình trong chế độ soạn thảo để xuất ra màn hình 2 dòng chữ:
"Chào các bạn"
"Đây là chương trình python đầu tiên của tôi"
Chương trình lưu với tên FirstProgram.py
Bài 2. Viết chương trình in ra kết quả các phép toán sau trên 3 dòng khác nhau:
10 + 13
20 - 7
3 x 10 - 16
12/5 + 13/6
Chương trình lưu với tên PhepToan.py
Bài 3. Truy cập vào trang https://codelearn.io/learning/python-co-ban
Chọn đăng nhập bằng google hoặc facebook hoặc đăng ký tài khoản mới
Đăng ký vào khoá học Python cơ bản
Thực hiện 6 Task nhỏ trong bài tập "First program and comments"