1.1.1 Vẽ hình đa giác
Thông thường, việc vẽ các hình đa giác là thao tác nối các điểm lại với nhau. Tuy nhiên, thao tác nối các điểm thường rất phức tạp. Đối với các đa giác đều, người ta thường cố gắng tìm ra các quy luật để có thể lập lại các thao tác một cách nhanh chóng.
Để có thể tìm ra quy luật và lặp thao tác, các em cần xác định được 3 thông số sau đây:
- Đa giác có bao nhiêu cạnh
- Độ dài cạnh là bao nhiêu
- Góc cần quay sau một nét vẽ là mấy độ.
Vì dụ:
Các em quan sát hình tam giác đều sau đây:
Giả định độ dài cạnh tam giác này là 100. Vậy ta quan sát thấy 3 tham số này là:
- Di chuyển 100 bước, quay trái 120 độ.
- Lặp lại thao tác trên 3 lần.
Vậy code mẫu như sau:
Tương tự như vậy các em thử phân tích để vẽ hình vuông, ngủ giác, lục giác, ....
Sau khi đã vẽ được hết các hình này một cách lặp tự động các thao tác. Các em cần tiến thêm một bước nữa là quan sát mối liên hệ giữa số cạnh của đa giác và góc quay bên trong vòng lặp. Khi đã nhận ra được quy luật này, các em sẽ thấy việc vẽ hình đa giác hết sức thú vị.
1.1.2 Vẽ đường tròn
Để vẽ được đường tròn, em hãy hình dung đường tròn như một đa giác đều có rất nhiều cạnh, nhưng mỗi cạnh chỉ dài 2 bước, do vậy góc quay cũng rất nhỏ, chừng 1 độ.
Ở trên ta vẽ hình tròn với giả định là đa giác có 360 cạnh, mỗi cạnh là 2 nên góc quay là 1 độ. Tuy nhiên các em cũng có thể chỉ cần vẽ với 180 hay 90 cạnh cũng được, chỉ cần chỉnh góc quay cho tương ứng nhé.
1.1.3 Vẽ chong chóng
1.2.1 Ý nghĩa của thủ tục
1.2.2 Tạo thủ tục
1.2.3 Một số thao tác với thủ tục
1.2.4 Một số ví dụ sử dụng thủ tục
1.3.1 Vẽ đa giác dùng thủ tục
1.3.2 Vẽ hình ngôi sao
1.3.3 Vẽ chong chóng dùng thủ tục
1.3.4 Vẽ lưới ô vuông