Biến là một tên định danh trong các ngôn ngữ lập trình. Một khi được khai báo, biến sẽ được trình dịch cấp cho một vùng nhớ trong bộ nhớ nơi nó có thể lưu trữ giá trị, giá trị này có thể thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình. Đặc điểm này khiến biến là một thành phần quan trọng trong mọi ngôn ngữ lập trình.
Ở các ngôn ngữ trước đây như Pascal, C++, biến phải được khai báo trước khi sử dụng bằng từ khoá tương ứng (với Pascal là var, với C++ là kiểu dữ liệu đặt trước tên biến). Nhưng trong Python, biến được tạo ra và cấp phát bộ nhớ ngay khi nó được gán cho một giá trị, chính vì vậy mà biến và lệnh gán luôn đi cùng nhau.
Cú pháp khai báo biến trong Python như sau:
<biến> = <giá trị>
ngay sau lệnh này, giá trị sẽ được gán cho biến, tuỳ thuộc và giá trị có kiểu dữ liệu gì thì biến cũng mang kiểu dữ liệu đó.
Ví dụ:
>>> x = 3
>>> x # x được gán bằng 3 và có kiểu là số nguyên
3
>>> y = "Nguyễn Tri Phương"
>>> y # y được gán giá trị là "Nguyễn Tri Phương" và có kiểu xâu kí tự
'Nguyễn Tri Phương'
Nhiệm vụ 1. Viết một chương trình python cho phép khai báo và gán các biến hoten = "Tên em", namsinh = năm sinh của em, lop = "lớp của em" và xuất các biến này ra màn hình bằng lệnh print()
Python cũng cho phép chúng ta gán giá trị của một biểu thức cho biến.
Cú pháp gán biểu thức cho biến:
<tên biến> = <biểu thức>
Sau lệnh này, trình dịch sẽ tính giá trị của biểu thức rồi gán giá trị đó cho biến. Vì vậy các hạng tử có trong biểu thức phải được xác định trước đó.
Ví dụ:
>>> x = 3+5
>>> x # giá trị của x được gán bằng giá trị của 3 + 5 = 8
8
>>> y = 2
>>> z = x + y
>>> z # z được gán cho giá trị của x + y = 8 + 2 = 10
10
>>> t = z + g
>>> t # Lỗi xãy ra vì g chưa được xác định trước đó
Báo lỗi
Các em cần lưu ý thêm là biến trong Python sẽ được xác định kiểu ngay khi ta gán giá trị cho nó lần đầu, vì vậy phải chú ý đến kiểu của các biến để tránh tính toán các giá trị không cùng kiểu.
Ví dụ:
>>> x = 3
>>> y = "Hùng Vương"
>>> z = x + y # lỗi xãy ra ở đây vì x là số nguyên, y là xâu kí tự, ta không thể cộng như vậy.
Tuy nhiên lệnh gán sau đây có thể được chấp nhận
>>> x = 3
>>> y = "Chao ban"
>>> x = y # tại chỗ này x được cập nhật giá trị mới đồng thời kiểu dữ liệu của nó cũng thay đổi theo dữ liệu mới này.
>>> x
'Chao ban'
Nhiệm vụ 2. Viết một chương trình python cho phép gán chiều dài hình chữ nhật bằng 5, chiều rộng bằng 3.5, tính và xuất ra chu vi và diện tích của hình chữ nhật bằng lệnh print().
Python cũng cho phép chúng ta gán giá trị cho đồng thời nhiều biến bằng cách:
<biến 1>, <biến 2>, <biến 3> = <gtrị 1>, <gtrị 2>, <gtrị 3>
Ví dụ:
>>> x, y, z = 2, 3, 5
>>> t = x + y + z
>>> t
10
Qua các ví dụ trên, các em có thể thấy Python rất linh động trong việc cấp phát bộ nhớ cho biến, tuy nhiên cũng có một vài quy tắt mà chúng ta cần tuân thủ khi đặt tên biến:
Chỉ gồm các chữ cái, chữ số và dấu gạch dưới
Không bắt đầu bằng số
Phân biệt chữ hoa, chữ thường
Không được trùng từ khoá (key word)
Là các tên định danh do ngôn ngữ lập trình quy định để làm các nhiệm vụ cụ thể. Lập trình viên phải dùng các tên này với ý nghĩa xác định đó và không được dụng với ý nghĩa khác.
Các từ khoá trong Python 3:
Nguồn: Sách Tin 10 - Kết nối tri thức và cuộc sống - Trang 95
Bài tập trắc nghiệm ngắn 1
Nguồn: V1study - link: Các phép toán co bản trong python
Nhiệm vụ 3: Viết chương trình Python gán cho x giá trị 5 sau đó tính và xuất ra giá trị của y và z bằng lệnh print(). Trong đó y và z được tính bằng công thức:
Nhiệm vụ 4. Viết chương trình gán cho R một giá trị bất kỳ rồi tính và xuất ra chu vi và diện tích của hình tròn, lấy Pi = 3.1415
Nhiệm vụ 5. Viết các lệnh để thực hiện việc đổi số giây ss cho trước sang số ngày, giờ, phút, giây, in kết quả ra màn hình.
Ví dụ, nếu ss = 684 500 thì kết quả in ra như sau:
684 500 giây = 7 ngày 22 giờ 8 phút 20 giây
Gợi ý. Sử dụng các phép toán lấy thương nguyên, lấy số dư và các cách đổi sau:
1 ngày = 86 400 giây; 1 giờ = 3 600 giây; 1 phút = 60 giây.
Nhiệm vụ 6. Em hãy hoàn thiện chương trình ở hình bên dưới bằng cách viết biểu thức gán cho biến pound để nhận được chương trình chuyển đổi đơn vị đo khối lượng từ đơn vị ki-lô-gam sang pound, biết rằng 1 kg bằng 2,205 pound. Em hãy thay đổi giá trị gán cho biến kilo để chạy thử ngghiệm chương trình.
Nhiệm vụ 7. Mảnh vườn trồng cúc đại đóa có chiều rộng m mét, chiều dài n mét. Mỗi mét vuông trồng được một khóm hoa. Mỗi khóm hoa bán được a nghìn đồng. Em hãy viết chương trình để đưa ra màn hình tổng số tiền thu được khi bán hết hoa trong vườn. Hãy chạy chương trình với bộ dữ liệu đầu vào m = 5, n = 18, a = 30
Python cung cấp một danh sách các hàm số học rất đa dạng giúp việc tính toán thuận tiện hơn, để sử dụng được các hàm này, trước tiên em phải gọi thư viện toán học.
Thư viện là một module chứa các hàm thông dụng được viết sẵn, muốn sử dụng ta phải gọi vào.
Cú pháp gọi thư viện
import <tên thư viện>
Ví dụ:
Để gọi thư viện toán học ta thực hiện như sau
import math
Nhiệm vụ 8. Viết chương trình gán diện tích hình vuông một giá trị, tính và xuất ra cạnh của nó.
Gợi ý: Để tính cạnh hình vuông khi biết diện tích, ta phải lấy căn bậc 2. Hàm lấy căn bậc 2 trong Python là sqrt(). Nhưng để dùng được hàm sqrt() em phải import thư viên math
Để biết chi tiết và cách sử dụng các hàm số học chuẩn của Python, các em xem tại V1Study
Nhiệm vụ 9. Viết chương trình gán cho x, y giá bất kỳ rồi tính giá trị biểu thức sau:
Nhiệm vụ 10. Viết chương trình tính vận tốc của vật khi rơi tự do từ độ cao h (m)? Biết vận tốc v được tính theo công thức bên dưới
và g = 9.8 m/s2 , với độ chính xác 2 chữ số thập phân.
Nhiệm vụ 11. Viết chương trình khai báo một biến tên Humidity để lưu giá trị độ ẩm, một biến tên t để lưu nhiệt độ. Trong thân chương trình gán cho Humidity giá trị 30.5, t giá trị 25.8. Xuất ra 4 dòng:
- Dòng 1: "Gia tri cua do am la:"
- Dòng 2: Xuất giá trị Humidity
- Dòng 3: "Gia tri cua nhiet do la:"
- Dong 4: Xuất giá trị t
Lưu ý thêm:
- Trước khi khai báo thư viện, viết thông tin chương trình đặt trong chú thích (comment) với nội dung sau:
'''
- STT_họ tên HS làm bài:
- Lớp:
- Bài làm thực hiện vào luc:
'''
Các em có thể code trực tiếp tại tkncoder.net
Nhiệm vụ 12. Viết chương trình khai báo một hằng kiểu số thực tên Hesoluong có giá trị 3.5 để lưu giá trị hệ số lương nhân viên, một biến tên LuongCoBan để lưu lương cơ bản của nhân viên. Trong thân chương trình gán cho LuongCoBan giá trị 1200. Xuất ra 4 dòng:
- Dòng 1: "He So Luong La:"
- Dòng 2: Xuất giá trị hệ số lương
- Dòng 3: "Luong Co Ban La:"
- Dong 4: Xuất giá trị lương cơ bản
Lưu ý thêm:
- Trước khi khai báo thư viện, viết thông tin chương trình đặt trong chú thích (comment) với nội dung sau:
'''
- STT_họ tên HS làm bài:
- Lớp:
- Bài làm thực hiện vào luc:
'''
Các em có thể code trực tiếp tại tkncoder.net