Xin chào các bạn! Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu một vài thông tin cũng như cách sử dụng relay. Đây là thiết bị được sử dụng phổ biến trong các dự án kỹ thuật cũng như trong sản xuất và đời sống thường ngày.
1 board Arduino UNO R3.
1 dây cáp USB để kết nối board với máy tính.
1 Máy tính/Laptop để viết code.
5-7 bóng LED.
1 breadboard.
Dây breadboard.
Điện trở 220 Ohm.
Relay 5VDC (các bạn có thể mua tại đây)
Phần mềm lập trình Arduino - Arduino IDE.
Relay hay còn được gọi là rơ-le. Đây bản chất là một công tắc (khóa K) nhưng ứng dụng thêm điện từ để có tính tự động hóa. Công tắc này được vận hành bởi một dòng điện nhỏ và bật tắt một dòng điện lớn hơn. Cấu tạo của relay tương tự như một nam châm điện và việc sử dụng nó sẽ dễ dàng hơn nếu ta module hóa nó.
Hiện nay thì có 2 loại module relay phổ biến là module relay kích ở mức thấp (nối cực âm vào chân tín hiệu relay sẽ đóng) và module relay kích ở mức cao (nối cực dương vào chân tín hiệu). Cấu tạo của 2 module relay này tương đối giống nhau nhưng trasistor chính là thứ quyết định sự khác biệt ở đây. Loại transistor NPN sẽ kích ở mức cao còn loại PNP sẽ kích ở mức thấp. Để biết loại module relay các bạn đang dùng là loại nào thì cứ hỏi người bán. Hoặc các bạn có thể tự nối chân tín hiệu vào cực âm hay cực dương để kiểm tra, phần này các bạn sẽ được hướng dẫn kĩ hơn ở phía bên dưới nha. Tuy nhiên hiện nay trên thị trường cũng đã có loại module thay đổi được mức kích HIGH/LOW bằng jumper.
Nguồn: HSHOP
Khi sử dụng module relay thì có một vài thông số kỹ thuật mà các bạn cần phải lưu ý để tránh hư hại module cũng như là các thiết bị, đồ dùng điện khác.
Hiệu điện thế kích tối ưu
SRD-05VDC-SL-C: Hiện điện thế kích tối ưu là 5V.
Mức điệp áp tối đa và dòng điện tối đa của đồ dùng điện nối vào module
10A - 250VAC: Cường độ dòng điện tối đa qua tiếp điểm của relay với hiệu điện thế bé hơn hoặc bằng 250V (AC) là 10A.
10A - 30VDC: Cường độ dòng điện tối đa qua tiếp điểm của relay với hiệu điện thế bé hơn hoặc bằng 30V (DC) là 10A.
10A - 125VAC: Cường độ dòng điện tối đa qua tiếp điểm của relay với hiệu điện thế bé hơn hoặc bằng 125V (AC) là 10A.
10A - 28VDC: Cường độ dòng điện tối đa qua tiếp điểm của relay với hiệu điện thế bé hơn hoặc bằng 28V (DC) là 10A.
Thông thường thì module relay sẽ có 6 chân: 3 chân dùng để điều khiển kích relay, 3 chân còn lại dùng để nối với đồ dùng điện. Chùng ta sẽ lần lượt tìm hiểu 6 chân này nha.
Bộ 3 chân dùng để kích relay
DC+: cấp hiệu điện thế kích tối ưu vào chân này, ở đây là 5V.
DC-: nối chân này với cực âm.
IN: đây là chân tín hiệu, ở vài module khác thì chân này ký hiệu là S (signal). Nếu như module bạn dùng là loại kích mức thấp thì khi nối với cực âm thì relay sẽ nhảy, và ngược lại với loại kích mức cao.
2. Bộ 3 chân dùng để nối với đồ dùng điện
COM: chân này mình sẽ nối với một chân bất kì của đồ dùng điện. Nhưng thường mình hay nối vào chân nóng của đồ dùng điện (AC) hoặc chân dương của các thiết bị điện một chiều (DC).
NO: đây là chân thường mở, nghĩa là khi chưa kích relay thì chân này sẽ không chạm với chân COM
NC: chân này là chân thường đóng, ngược lại với chân NO thì chân NC sẽ luôn kín với chân COM khi chưa kích relay
Nói thì hơi khó hiểu, các bạn có thể nhìn hình dưới đây và tưởng tượng nhé.
Nguồn: circuitdigest.com
Nguồn: seeedstudio
int relay_pin = 2;
void setup(){
pinMode(relay_pin,OUTPUT);
pinMode(led_pin,OUTPUT);
void loop(){
digitalWrite(relay_pin,HIGH);
delay(5000);
digitalWrite(relay_pin,LOW);
delay(5000);
}
Có thể bạn thấy đoạn code này tương tự với đoạn code điều khiển đèn LED đúng không nào? Nó tương tự vì cơ bản nó đều điều khiển bóng LED nhấp nháy, nhưng điều khác ở đây đó chính là hướng dẫn các bạn vị trí mà relay sẽ được đấu nối trong mạch cũng như là cách sử dụng nó. Như các bạn thấy thì ở phần cứng ta nối NO với chân dương của LED thì khi ta dùng lệnh digitalWrite() để chuyển relay_pin sang HIGH thì chân COM sẽ nhảy qua NO => đèn sáng. Ngược lại khi dùng digitalWrite() để chuyển relay_pin sang LOW thì chân COM sẽ nhảy ngược lại chân NC => mạch hở => đèn tắt.