Khi tiếp cận với các ngôn ngữ lập trình, điểu đầu tiên các em quan tâm là cấu trúc của chương trình trong ngôn ngữ đó, tiếp theo là các kiểu dữ liệu trong ngôn ngữ đó. Nói các kiểu dữ liệu trong ngôn ngữ đó cũng không chính xác lắm, mà phải nói rằng cách mà ngôn ngữ đó thể hiện các kiểu dữ liệu trong thực tế.
Trong thực tế chúng ta đang có các kiểu dữ liệu chuẩn như: số nguyên, số thực, kí tự, logic, vậy thì trong các ngôn ngữ lập trình đều phải mô tả được tất cả các loại dữ liệu trên. Bài học hôm nay chúng ta xem cách mà C++ thể hiện các loại dữ liệu này nhé.
Trong phần cơ bản, chủ yếu chúng ta sẽ làm việc với 5 kiểu đâu, đây là các dữ liệu chuẩn nhất, mỗi kiểu chiếm một số byet nhất định trong bộ nhớ.
Bool: kiểu logic để thể hiện các giá trị đúng và sai
Char: lưu trữ các kí tự
int: lưu số nguyên
Float: lưu số thực giá trị nhỏ
Double: Lưu số thực giá trị lớn
Sau đây là bảng chi tiết:
(Tham khảo từ: quantrimang.com, tác giả: Tuấn Phong)
Biến là một đại lượng dùng để lưu trữ giá trị. Tất cả các đại lượng chúng ta dùng trong chương trình đều cần được lưu vào bộ nhớ tạm để lưu trữ, vì vậy đều phải khai báo biến
Thầy lấy ví dụ:
Với bài toán giải phương trình ax2 + bx + c =0 thì trong toán học chúng ta có biến x và ba tham số a, b, c nhưng trong lập trình, cả a, b, c và x các em đều phải lưu lại nên tất cả đều là biến và phải khai báo để sử dụng.
Có nhiều ngôn ngữ bắt buộc khai báo biến trước ở phần khai báo, nhưng trong C++ phép chúng ta khai báo biến ngay trong chương trình chính tại nơi chúng ta muôn sử dụng chúng
cú pháp khai báo biến trong C++
<Kiểu dữ liệu> <tên biến>;
ví dụ:
int a; // khai báo biến a kiểu số nguyên
float b, c; // khai báo hai biến b và c kiểu số thực
Tại dòng số 1, bộ nhớ cấp phát một ô nhớ có kích thước 2 byte, chứa được số nguyên
Tại dòng số 2, bộ nhớ cấp phát hai ô nhớ tên b và c chứa được số thực
Bài tập
Bài 1. Khai báo một biến để lưu được nhiệt độ môi trường.
Bài 2. Khai báo một biến lưu được số học sinh của một trường học
Bài 3. Khai báo một biến lưu được số dân của một thành phố
Bài 4. Khai báo các biến để viết chương trình giải phương trình bật 2.
Bài 5. Khai báo các biến để viết chương trình nhập vào chiều dài, rộng, tính chu vi, diện tích hình chữ nhật.
Bài 6. Khai báo các biến để viết chương trình nhập vào bán kính, tính chu vi, diện tích hình tròn.
Bài 7. Khai báo biến để chứa ký tự nhập từ bàn phím.
Bài 8. Viết chương trình khai báo một biến lưu nhiệt độ môi trường. Trong thân chương trình, gán cho biến đó bằng 25 rồi xuất giá trị biến ra màn hình.
Bài 9. Khai báo một biến lưu được số học sinh của một trường học. Trong thân chương trình, gán cho biến đó giá trị 3000 rồi xuất giá trị biến ra màn hình.
Bài 10. Khai báo ba biến a, b, c kiểu số nguyên. Trong thân chương trình, gán cho a = 5; b = 10; c= a+b; Xuất giá trị của a, b, c ra màn hình, mỗi biến trên một dòng.
Bài 11. Khai báo biến lưu được chiều dài, chiều rộng, chu vi, diện tích của hình chữ nhật. Trong thân chương trình, gán cho chiều dài = 20; chiều rộng = 10; chu vi = (dài +rộng)*2; diện tích = dài * rộng. Xuất cả 4 biến trên ra màn hình, mỗi biến trên một dòng.
Bài 12. Viết chương trình khai báo biến lưu được ký tự trên bàn phím. Trong thân chương trình, gán biến đó = 'k' rồi xuất giá trị biến ra màn hình.